Các yếu tố cạnh tranh hấp thụ kẽm

Kẽm là vi chất dinh dưỡng có đặc tính sinh học rõ rệt. Lượng kẽm trong cơ thể khoảng 2 - 3g, phân phối không đồng đều, nhiều ở tinh hoàn (30...

Kẽm là vi chất dinh dưỡng có đặc tính sinh học rõ rệt. Lượng kẽm trong cơ thể khoảng 2 - 3g, phân phối không đồng đều, nhiều ở tinh hoàn (300mcg/g). Sau đó là ở tóc (150mcg/g), xương (100mcg/g) gan, thận, cơ vân, da, não. Kẽm có đặc điểm: không dự trữ trong cơ thể, có nửa đời sống sinh học ngắn (12,5 ngày) trong các cơ quan nội tạng, nên dễ bị thiếu nếu khẩu phần cung cấp không đủ. Khi thiếu kẽm, không có triệu chứng bộc phát rõ rệt, nhưng có ảnh hưởng ngay đến sự tăng trưởng và sự chuyển hóa. Chán ăn là biểu hiện thường gặp khi thiếu kẽm và  cần  bổ sung Kẽm cho bé.
1/- Kẽm có vai trò gì?
Kẽm tham gia vào cấu tạo các enzyme (men). Trên 200 enzyme lệ thuộc kẽm là những enzyme chủ yếu (men oxy hóa khử, men vận chuyển, men thủy ngân). Ví dụ, men carboanhydraz giữ vai trò quan trọng trong hoạt động hô hấp. Men này xúc tiến phản ứng biến đổi acid bicarbonic trong cơ thể thành khí carbonic và nước. Vai trò tạo thành khí carbonic tương ứng với quá trình tạo thành và giải phóng oxy do hemoglobin. Vai trò sinh học của carboanhydraz trong hoạt động hô hấp không kém phần quan trọng so với hemoglobin. Một men khác có kẽm là carboxypeptidaz, men này tách các acid amine tận cùng khỏi peptid và protid. Kẽm cũng có trong thành phần một số deshydrogenaz.
* Kẽm có vai trò điều hòa chuyển hóa lipid và ngăn ngừa mỡ hóa gan.
* Kẽm tham gia vào chức năng tạo máu. Vai trò của kẽm trong cơ thể không kém vai trò của sắt.
* Kẽm cần thiết cho sự biệt hóa tế bào và sự ổn định màng. Thiếu kẽm, quá trình tổng hợp DNA và quá trình sao chép trong tế bào bị suy yếu. Thiếu kẽm trong thời kỳ mang thai, gây hiện tượng đứt đoạn quá trình nhân đôi ở các tế bào phôi. Ở động vật bị thiếu kẽm, xảy ra các dị tật ở não, mặt, hệ thần kinh, tim, lách, xương và hệ sinh dục - tiết niệu.
* Thiếu kẽm ảnh hưởng xấu đến tốc độ hấp thu các acid amine. Kẽm cần thiết cho tổng hợp tryptophan.
* Ảnh hưởng của kẽm đối với hoạt động các hormone tuyến yên, thượng thận và thận đã được thừa nhận. Tình trạng thiếu kẽm thường kết hợp với giảm kích thích tố tăng trưởng trong huyết tương ở người và động vật. Thiếu kẽm làm giảm testosterone trong huyết tương gây thiểu năng sinh dục nam. Thiếu kẽm cũng gây thiểu năng sinh dục nữ. Theo Scott và Fisher, tác dụng giảm glucose huyết của insulin phụ thuộc vào kẽm có trong insulin.
* Kẽm có vai trò trong hệ miễn dịch. Nó kích thích sự phát triển và biệt hóa lympho bào. Nó đẩy mạnh sự xuất tiết các cytokin (nhất là interleukin 2) để đáp ứng lại các kích thích kháng nguyên.
* Kẽm và các giác quan:
- Vị giác: Chán ăn là dấu hiệu đầu tiên của thiếu kẽm. Thiếu kẽm làm giảm nồng độ chất tạo vị “gustine” trong nước bọt, làm thay đổi khẩu vị, dẫn đến tình trạng giảm ăn.
- Thị giác: Thiếu kẽm làm giảm lượng vitamine A lưu hành, giảm enzyme retinal deshydrogenaz của võng mạc, giảm thích nghi thị giác ở bóng tối (quáng gà).
- Khứu giác: Thiếu kẽm cũng làm giảm cảm giác về mùi.
* Hấp thu và bài tiết: Kẽm được hấp thu phần lớn ở ruột non, nhất là ở hồi tràng, phần nhỏ ở dạ dày và ruột già. Sau khi dùng kẽm bằng đường miệng, kẽm xuất hiện trong máu sau 15 phút và nồng độ đạt tối đa sau 2 - 4 giờ. Nửa đời sống sinh học của kẽm ngắn nên cơ thể dễ thiếu kẽm nếu cung cấp thiếu hụt. Bài tiết chủ yếu qua phân (10mg/ngày) và nước tiểu (0,5mg/ngày).
Bổ sung sắt trong mùa hè
2/- Thiếu kẽm ở người
* Do chế độ ăn:
- Do lượng kẽm trong thực phẩm tự nhiên thấp hoặc bị mất trong quá trình chế biến.
- Giá trị sinh học của kẽm thấp: do liên kết với acid phytic, chất xơ hay khi kẽm kết hợp với protein có tính tiêu hóa thấp.
- Các yếu tố cạnh tranh hấp thu: Các kim loại có hóa trị +2 như calcium, sắt, đồng cadmium, thiếc.
* Do rối loạn hấp thu hoặc bài tiết quá mức: Bệnh di truyền, bệnh đường ruột (tiêu chảy mãn, cắt ruột…), các bệnh khác (xơ gan do nghiện rượu, tiểu đường, thiểu năng tuyến tụy…).
Công dụng của kẽm với cơ thể người
3/- Triệu chứng bộc phát
* Thiếu kẽm nhẹ:
Các triệu chứng hiện nay thường gặp: chán ăn, chậm tăng trưởng, suy giảm khả năng miễn dịch. Hai triệu chứng đáng lưu ý là nôn không rõ lý do và rối loạn giấc ngủ (trằn trọc, khó ngủ, thức giấc, ngủ ít…) Những người có nguy cơ: người ốm yếu, tàn tật, trẻ em, người cao tuổi, thai phụ và cho con bú.
* Thiếu kẽm nặng:
Các triệu chứng thường thấy: chúng không ăn thịt, khóc đêm kéo dài, nôn không rõ nguyên do ở trẻ em, chậm tăng trưởng, chậm trưởng thành giới tính, thiểu năng sinh dục, viêm lưỡi, loạn dưỡng móng, rụng tóc, rụng lông, suy giảm miễn dịch, giảm mức độ khoái lạc, rối loạn cảm xúc, quáng gà, chậm lành vết thương (vết bỏng, vết loét), giảm thèm ăn và tổn thương ở mặt bao gồm chứng sợ ăn sáng, mất thích ứng với bóng tối, tiêu chảy…
Công nghệ Bio-Organic

4/- Nguồn cung cấp  kem cho be 
Kẽm thuộc loại yếu tố phổ biến trong thiên nhiên, có nhiều trong ngũ cốc và đậu, tập trnug phần lớn ở vỏ ngoài. Kẽm cũng có nhiều trong hàu, gan, lòng đỏ trứng gà và có khả năng sinh học cao (100%).

You Might Also Like

0 nhận xét

Flickr Images